Sau Lễ khai mạc vào sáng ngày 25/11/2024, Hội thảo khoa học quốc tế “Tiếng Nga ở Châu Á” lần thứ III tiếp tục được tổ chức tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT), thu hút gần 200 đại biểu đến từ nhiều quốc gia. Phiên làm việc buổi chiều được thực hiện dưới cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến, bao gồm một phiên họp toàn thể và hai tiểu ban chuyên sâu. Các đại biểu đã tập trung thảo luận về các vấn đề quan trọng trong công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng Nga tại các quốc gia châu Á.
Phiên làm việc chiều ngày 25/11/2024 Hội thảo khoa học quốc tế “Tiếng Nga ở Châu Á”
lần thứ III được tổ chức tại phòng A204, HUBT
Phiên họp toàn thể với sự điều hành của GS. TSKH. Trần Đình Lâm, Khoa Ngôn ngữ Nga – Hàn, HUBT và GS. TSKH. Petrova Svetlana Maksimovna, Trưởng Bộ môn Tiếng Nga như một ngoại ngữ, trường Đại học Liên bang miền Đông Bắc Liên Bang Nga mang tên. M.K. Ammosova (NEFU). Trong phiên họp này, các tham luận chủ yếu xoay quanh những vấn đề then chốt trong việc phát triển và giảng dạy tiếng Nga, cùng các ứng dụng mới trong công tác truyền dạy ngôn ngữ này.
Các tham luận nổi bật trong phiên họp toàn thể bao gồm:
(1) Rudykov Alexander Nikolaevich (Hiệu trưởng Viện Sư phạm Sau đại học Cộng hòa Crimea) trình bày về “Vùng ảnh hưởng của tiếng Nga và những thách thức của thế kỷ 21”;
(2) TS. Korotyshev Alexander Vladimirovich (Giám đốc Ban thư ký MAPRYAL, St. Petersburg, Nga) giới thiệu về “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ và nghiên cứu khoa học”;
(3) Lê Thanh Vạn (Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ Nga-Hàn, HUBT) chia sẻ về “Dạy tiếng Nga tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội”;
(4) GS.TSKH Abdraeva Aigul Tolokovna (Hiệu trưởng trường Đại học Kyrgyzstan) với tham luận “Thiết kế phổ quát như một điều kiện sư phạm để dạy tiếng Nga qua ví dụ của các trường đại học ở Cộng hòa Kyrgyz”;
(5) GS.TSKH. Petrova Svetlana Maksimovna (NEFU) thảo luận về “Phương pháp luận dân tộc học là cơ sở Sau phiên họp toàn thể, các đại biểu tiếp tục tham gia các tiểu ban làm việc chuyên sâu, được chia làm 02 tiểu ban:
Tiểu ban 1 với chủ đề “Những vấn đề cấp bách trong việc dạy tiếng Nga hiện nay”, do PGS. Krasilnikova Svetlana Valerievna (Viện Ngôn ngữ, Trường Đại học Hữu nghị các dân tộc) và ThS.Lê Thanh Vạn (HUBT) điều hành. Các tham luận trong tiểu ban này tập trung vào những khó khăn và giải pháp trong việc dạy tiếng Nga tại Việt Nam, cũng như việc áp dụng các phương pháp giảng dạy mới.
Nổi bật trong tiểu ban 1 là 07 tham luận:
(1) GS.TSKH. Trần Đình Lâm (Khoa Ngôn ngữ Nga -Hàn, HUBT) với tham luận “Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ trong dạy tiếng Nga cho người Việt”.
(2) TS. Đào Nguyên Thụy (HUBT) trình bày “Những khó khăn, bất lợi trong việc dạy tiếng Nga ở Việt Nam hiện nay và một số giải pháp đề xuất”.
(3) Zlobina Svetlana Alekseevna (Trường Đại học Liên bang Siberia, Nga) thảo luận về “Triển khai các phương pháp dạy học cơ bản sử dụng dịch vụ trực tuyến trong các bài học tiếng Nga như một ngoại ngữ” (báo cáo trực tuyến).
(4) TS. Đỗ Trọng Thiều (Phó Tổng biên tập Tạp chí HUBT) với chia sẻ “Tôi đã dịch truyện cổ tích của Pushkin như thế nào”.
(5) PGS. Kolbasenkova Alexandra Evgenievna (Đại học Bách khoa St. Petersburg) trình bày tham luận về các phương pháp giảng dạy.
(6) PGS. TS. Zhondorova G.E.(NEFU) chia sẻ về “Quảng bá tiếng Nga và các chương trình giáo dục bằng tiếng Nga ở nước ngoài” sử dụng ví dụ về hoạt động của Khoa Ngữ văn, NEFU.
(7) PGS. TS. Dishkant Elena Valerievna (NEFU) thảo luận về “Thành phần quốc gia-khu vực trong nghiên cứu môn ‘Đất nước học’ dành cho học viên nước ngoài.”
(Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) điều hành.
Các tham luận trong Tiểu ban 2 tập trung vào việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công cụ số trong giảng dạy tiếng Nga, với 05 tham luận đáng chú ý như sau:
(1) ThS. Phan Đình Hoàng và Huỳnh Hiệp Mậu (Đại học Sư phạm TP.HCM) trình bày về “Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ và một số khuyến nghị khi ứng dụng vào các học phần thực hành tiếng tại Khoa Tiếng Nga, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM”;
(2) PGS. TS. Burtseva Svetlana Semenovna (NEFU) chia sẻ tham luận về “Mạng lưới thần kinh sáng tạo trong phương pháp dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ”;
(3) Omelyanenko Victoria Alexandrovna (Đại học Soka, Tokyo, Nhật Bản) thuyết trình về “Sử dụng SHORTS trong dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ để tăng động lực”;
(4) Pogorelova Irina Yuryevna và Savchenko Tatyana Dmitrievna (Đại học Tổng hợp Pyatigorsk, LB Nga) với tham luận “Trí tuệ nhân tạo trong hệ thống dạy tiếng Nga cho người nước ngoài: Phương pháp sử dụng trò chuyện GPT trong quá trình giáo dục” (báo cáo trực tuyến);
(5) GS. TSKH. Petrova Svetlana Maksimovna, Trưởng Khoa Tiếng Nga (NEFU) trình bày về “Các ký hiệu và biểu tượng là công cụ hữu hiệu để dạy tiếng Nga cho người nước ngoài”.
Phiên làm việc chiều ngày 25/11/2024 đã diễn ra trong không khí học thuật sôi nổi và thành công, tạo cơ hội cho các chuyên gia, giảng viên và nhà nghiên cứu giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy và phát triển tiếng Nga tại châu Á. Hội thảo không chỉ là diễn đàn chia sẻ những nghiên cứu và sáng kiến mới mà còn mở ra cơ hội hợp tác giáo dục giữa các trường đại học, các tổ chức và các quốc gia trong khu vực. Đây là bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga, đồng thời góp phần quảng bá và phát triển tiếng Nga tại châu Á./.
Tin & Ảnh: Hồng Nhung