[Khoa Thương mại] Giới thiệu về Khoa

KHOA THƯƠNG MẠI

CƠ CẤU TỔ CHỨC

BAN LÃNH ĐẠO KHOA:

Họ và tên Chức vụ Số điện thoại
TS. Trần Việt Hưng Phụ trách Khoa 0912 956 675
TS. Bùi Hữu Đạo PCN Khoa 0903 210 323

CÁN BỘ GIẢNG VIÊN:

Họ và Tên Chức vụ
TS. Phạm Hồng Tú Giảng viên cơ hữu
PGS.TS. Đỗ Văn Đức Giảng viên cơ hữu
TS. Thân Danh Phúc Giảng viên cơ hữu
ThS. Vũ Hoài Thu Giảng viên cơ hữu
ThS. Nguyễn Thị Mỹ Đức Giảng viên cơ hữu
ThS. Nguyễn Phương Hà Giảng viên cơ hữu

GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG:

Số lương giảng viên thỉnh giảng được mời theo nhu cầu thực tế giảng dạy của Khoa, đều có học hàm Phó giáo sư, tiến sĩ, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và giảng dạy từ các Viện Nghiên cứu, trường Đại học lớn.

Trợ lý khoa:

Họ và Tên Chức vụ Số điện thoại
ThS. Vũ Hoàng Phương Trợ lý 0904 494 496
ThS. Nguyễn Hà Trang Trợ lý 0944 242 591

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHOA THƯƠNG MẠI (NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ)

Ngành Kinh doanh quốc tế (International business) bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi, giao dịch thương mại như chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, tài nguyên, con người, ý tưởng và công nghệ giữa các quốc gia. Đúng như tên gọi, ngành kinh doanh quốc tế mang tính chất toàn cầu và hội nhập rất cao.

Khoa Thương mại được thành lập từ năm 1996, là một trong các Khoa đầu tiên của trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà nội. Khoa Thương mại hiện có 01 chuyên ngành đào tạo là “Kinh doanh quốc  tế”.

Ngành kinh doanh quốc tế học gì?

Ngành kinh doanh quốc tế cung cấp cho sinh viên kiến thức từ cơ bản về kinh doanh là gì cho đến chuyên sâu trong hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia, bao gồm:

  • Ngoại thương và thương mại quốc tế.
  • WTO và pháp luật kinh doanh thương mại quốc tế
  • Kiến thức cơ bản về Thương mại
  • Nguyên tắc cơ bản về kho bãi và chuỗi cung ứng
  • Quản trị Logistics và xuất nhập khẩu
  • Chiến lược kinh doanh quốc tế
  • Đầu tư quốc tế và phát triển kinh tế
  • Marketing cơ bản và marketing quốc tế
  • Thị trường thế giới
  • Thương mại điện tử
  • Thanh toán trong thương mại quốc tế

Hoạt động thực tế gắn lý thuyết với thực hành:

– Thực tế các cơ sở xuất nhập khẩu đáp ứng cho những nội dung về thương mại quốc tế:

– Thực tế các cơ sở kho vận là những nội dung quan trọng của hoạt động logistics:

– Thực tế tại các cơ sở xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm là một phần với hoạt động marketing:

Ngành Kinh doanh quốc tế ra trường làm gì?

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay, ngành Kinh doanh đang chuyển biển mạnh mẽ với những cơ hội xuất nhập khẩu mới. Chính vì vậy, ngành Kinh doanh Quốc tế đang được săn đón hơn bao giờ hết. Đây là ngành học có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp bởi ngành này đang cần nguồn nhu cầu nhân lực lớn

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Kinh doanh quốc tế sau khi tốt nghiệp rất đa dạng. Sinh v iên tốt nghiệp chuyên ngành có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở rất nhiề u lĩnh vực và vị trí khác nhau như:

  • Chuyên viên nghiên cứu, hoạch định chính sách kinh doanh
  • Phân tích viên kinh doanh
  • Quản lý tài chính – nhân sự
  • Quản lý nguồn nhân lực đa văn hóa
  • Chuyên gia pháp lý về luật thương mại
  • Quản lý truyền thông, Tổ chức sự kiện & Quan hệ công chúng
  • Chuyên viên quản trị kinh doanh quốc tế
  • Chuyên viên xuất nhập khẩu, logistic
  • Chuyên viên marketing
  • Giảng viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *