Tên chuyên ngành đào tạo: Luật Kinh tế
Mã số: 52.38.01.07
Loại hình
đào tạo: Chính quy (4 năm)
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngoài các yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp, thái
độ tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị,
kiến thức quốc phòng – an ninh theo quy định hiện hành và đạt chuẩn kỹ năng sử
dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, người học
sau khi tốt nghiệp trình độ đại học ngành Luật Kinh
tế phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu sau:
1. Yêu cầu về kiến thức:
– Hoàn thành khối lượng kiến thức toàn khóa theo thời
gian đào tạo 04 năm, gồm: 156 Tín chỉ (TC):
+ Khối lượng kiến thức giáo dục đại
cương: 16 TC
+ Khối lượng kiến thức giáo dục chuyên
nghiệp: 140 TC (12 TC khối lượng kiến thức cơ sở, 64 TC khối lượng kiến thức
ngành, 50 TC khối lượng kiến thức bổ trợ, 10 TC thực tập cuối khóa và Luận văn
tốt nghiệp).
– Nắm vững kiến thức lý thuyết cơ bản về Nhà nước và
Pháp luật, bao gồm các kiến thức về Nhà nước và Pháp luật Việt Nam và các nước
qua các thời kỳ lịch sử; Nhà nước và Pháp luật Việt Nam theo Hiến pháp năm
2013, Luật Hiến pháp Việt Nam, Luật Hành chính và Tố tụng hành chính Việt Nam,
Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Việt Nam, Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Việt
Nam.
– Nắm vững kiến thức chuyên ngành Luật Kinh tế, bao
gồm Luật Thương mại Việt Nam và Luật Thương mại quốc tế, Luật Đầu tư Việt Nam
và Luật Đầu tư quốc tế, Luật Du lịch Việt Nam và Luật Du lịch quốc tế, Luật Sở
hữu trí tuệ, Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Ngân hàng
nhà nước và các Tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật Tài chính và Bảo hiểm,
Luật Lao động, Luật Kế toán và Kiểm toán, Luật An sinh xã hội, Luật Thuế và Quản
lý thuế, Luật Hải quan, Luật Kinh tế quốc tế của ASEAN, Luật Kinh tế quốc tế
của WTO, Công pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế…
– Có kiến thức ngoại ngữ (tiếng Anh) đủ để
giao tiếp, nghiên cứu tài liệu, làm việc trong lĩnh vực Luật Kinh tế đã được
đào tạo..
– Có kiến thức nghiệp vụ về hành nghề, Tư
vấn pháp luật, Hành chính tư pháp, Thừa phát lại...
– Tin học: Trình độ B
2. Yêu cầu về kỹ năng:
2.1. Kỹ năng cứng
- Giải thích, phân tích, áp dụng các quy định Luật
kinh tế vào thực tiễn kinh doanh;
- Soạn thảo văn bản, hợp đồng trong lĩnh vực
Luật Kinh tế;
- Giao tiếp, đàm phán, ký kết hợp đồng trong
lĩnh vực Luật Kinh tế;
- Tư vấn pháp luật;
- Độc lập đưa ra các đề xuất giải quyết các
tình huống pháp lý trong kinh doanh, nắm vững các thao tác nghiệp vụ khi doanh
nghiệp;
- Tư vấn, đại diện tổ chức kinh tế tranh tụng
tại tòa án, trọng tài…; tham gia vào các vụ tố tụng phát sinh từ hoạt động kinh
doanh;
2.2. Kỹ năng mềm
- Có kỹ năng giao tiếp, hỗ trợ pháp lý cho các diện chính sách, với
khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến pháp luật và hành chính
nhà nước.
- Có khả năng luân chuyển nội bộ để đảm nhận các nhiệm vụ khác
nhau trong cơ sở hành nghề pháp luật.
- Làm việc độc lập và theo nhóm.
3. Yêu cầu về thái độ:
– Nắm vững và thực hiện đầy đủ chủ
trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước và các quy định
liên quan đến lĩnh vực Luật Kinh tế;
– Có phẩm chất đạo đức tốt, có sức
khoẻ và lối sống lành mạnh;
– Có tinh thần trách nhiệm cao trong
công việc, có tinh thần làm việc tập thể;
– Thực hiện nghiêm túc pháp luật; ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm
công dân;
– Có ý thức cầu thị, thường xuyên
phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý và nghiệp vụ, có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng
nghiệp.
4. Vị trí làm việc của người
học sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo cử nhân Luật Kinh tế có khả
năng đáp ứng các nhiệm vụ sau:
- Chuyên gia tư vấn pháp luật cho giám đốc một doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế;
- Chuyên viên pháp luật kinh tế của các cơ quan, tổ chức Việt Nam và
nước ngoài;
- Thành lập, quản lý hoặc làm thành viên hợp danh của công ty luật, văn
phòng luật, văn phòng công chứng và các tổ chức hành nghề pháp luật khác;
- Tiếp tục được đào tạo để nhận các chức danh tư pháp (Luật sư, Công
chứng viên, Chấp hành viên, Thừa phát lại, ...) tại Học viện Tư pháp quốc gia
hoặc tiếp tục được đào tạo Chương trình sau đại học theo quy định của Nhà nước;
- Trực tiếp điều hành một doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sản xuất kinh
doanh.
- Có thể ứng
cử vào các vị trí tuyển dụng tại các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức
chính trị, chính trị xã hội, doanh nghiệp để đảm nhận các nghiệp vụ pháp luật,
quản lý hành chính nhà nước hoặc các cơ quan sự nghiệp khác có liên quan tới
pháp luật;
- Tham gia nghiên cứu, giảng dạy;
5. Khả năng học tập, nâng cao
trình độ sau khi ra trường:
Sinh viên tốt nghiệp Chương
trình đào tạo cử nhân Luật Kinh tế có:
– Đủ trình độ tham gia các khóa học,
bồi dưỡng nâng cao dài hạn, ngắn hạn về Luật kinh tế trong và ngoài nước;
– Đủ trình độ để học văn bằng đại học
thứ 2 của các chuyên ngành liên quan;
– Đủ trình độ học bậc sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ)
chuyên ngành Luật Kinh tế tại các trường trong và ngoài nước;
– Tiếp
tục được đào tạo để nhận các chức danh tư pháp (Luật sư, Công chứng viên, Chấp
hành viên, Thừa phát lại, ...) tại Học viện Tư pháp quốc gia...
KHOA
LUẬT KINH TẾ