CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP
1. Tên chuyên ngành
đào tạo: Thiết kế Công nghiệp
2. Trình độ đào tạo:
Đại học
Ngoài các yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân
thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức
quốc phòng – an ninh theo quy định hiện hành và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, người học sau khi tốt
nghiệp trình độ đại học ngành Thiết kế Công nghiệp phải đạt được các yêu cầu
năng lực tối thiểu về kiến thức.
3. Yêu cầu về kiến
thức:
– Hoàn thành khối lượng kiến thức toàn khóa theo thời gian
đào tạo 4 năm, gồm: 150 Tín chỉ (TC)
+ Khối lượng kiến thức giáo dục đại cương: 14 TC
+ Khối lượng kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 136 TC
(40 TC khối lượng kiến thức cơ sở, 48 TC khối lượng kiến thức ngành, 38 TC khối
lượng kiến thức bổ trợ, 10 TC thực tập cuối khóa và Đồ án tốt nghiệp).
- Có kiến thức lý thuyết cơ bản về mỹ thuật tạo hình, mỹ
thuật ứng dụng, bao gồm các kiến thức về thẩm mỹ công nghiệp, lịch sử mỹ thuật
công nghiệp Việt Nam và thế giới; mỹ học, giải phẫu tạo hình, luật phối cảnh;
các kiến thức về cơ sở tạo hình và nguyên lý thị giác.
- Có kiến thức cơ bản và sử dụng sáng tạo ngôn ngữ đồ họa
để nghiên cứu hình họa chì, than, hình họa màu nước, ký họa, sáng tạo hình ảnh.
- Có kiến thức sâu về các phần mềm và sử dụng phần mềm
thiết kế như: Autocad, 3D Max, Photoshop
- Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế
công nghiệp, có thị hiếu thẩm mỹ, có phương pháp nghiên cứu, xây dựng ý
tưởng và thực hiện thiết sản phẩm công nghiệp trong những chuyên ngành: thiết
kế mỹ thuật sản phẩm hoặc thiết kế mỹ thuật thời trang
- Có kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản,
các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực thiết kế công nghiệp
để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu
ở trình độ cao hơn.
- Có kiến thức ngoại ngữ đủ để giao tiếp và nghiên cứu
tài liệu tham khảo thuộc ngành thiết kế đồ họa..
4. Yêu cầu về kỹ
năng:
+ Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng sử dụng thành thạo, linh hoạt, sáng tạo các
chất liệu và phương pháp đồ họa như chì, than, bút kim, màu nước… để thực hành
nghiên cứu hình họa và vẽ hình.
- Có kỹ năng sử dụng thành thạo, linh hoạt các phần mềm
thiết kế nội thất căn bản và thông dụng như: Autocad, 3D Max, Photoshop.
- Có kỹ năng thành thạo, linh hoạt, sáng tạo trong việc
lên ý tưởng và thực hiện các đồ án thiết kế công nghiệp trong chuyên ngành
Thiết kế Mỹ thuật Sản phẩm (các sản phẩm gốm, sứ, nhựa, quà lưu niệm, đồ gia dụng,
thiết bị văn phòng, nội thất…) hoặc chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật Thời trang
(thời trang trẻ em, công sở, dạo phố, dạ hội, phụ kiện …)
- Có kỹ năng tư duy, phát triển, thể hiện ý tưởng thiết
kế bằng ngôn ngữ công nghiệp.
- Có kỹ năng cơ bản để thực hiện nghiên cứu khoa học
thuộc ngành thiết công nghiệp.
- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình về ý tưởng và đồ án
thiết kế trước khách hàng, đối tác.
- Có kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức và thực hiện đồ án,
dự án thiết kế có nhiều thành viên tham gia.
+ Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận
dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành thiết kế công nghiệp trong các
điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.
- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và
thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học
và công nghệ để giải quyết các vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực
thiết kế công nghiệp.
- Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính
của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên
quan đến nghệ thuật thiết kế công nghiệp, lĩnh vực mỹ thuật.
- Có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình
huống chuyên môn thông thường.
- Có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình
bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn của ngành thiết kế công nghiệp và
lĩnh vực mỹ thuật.
- Có kỹ năng sử dụng, khai thác lợi thế của công nghệ
thông tin để trao đổi, học tập và nghiên cứu về lĩnh vực thiết kế công nghiệp.
5. Năng lực tự chủ và
trách nhiệm:
- Có năng lực dẫn dắt chuyên môn, nghiệp vụ thiết
kế công nghiệp, có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được
giao.
- Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các
môi trường làm việc khác nhau. Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh
nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thiết kế.
- Có khả năng đưa ra được những kết luận về các
vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp
về mặt kỹ thuật.
- Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy
trí tuệ tập thể trong thực hiện các đồ án, dự án thiết kế công nghiệp.
- Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt
động chuyên môn ở quy mô trung bình.
6. Yêu cầu về thái
độ:
- Nắm vững và thực hiện đầy đủ chủ trương, đường lối
chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước và các quy định liên quan đến lĩnh
vực văn hoá nghệ thuật;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ và lối sống lành
mạnh;
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có tinh
thần làm việc tập thể;
- Thực hiện nghiêm túc luật bản quyền và sở hữu trí tuệ;
- Có ý thức cầu thị, thường xuyên phấn đấu vươn lên nâng
cao trình độ chuyên môn, quản lý và nghiệp vụ. Luôn tìm tòi sáng tạo trong
chuyên môn.
7. Vị trí làm việc
của người học sau khi tốt nghiệp:
- Cử nhân ngành Thiết kế Công nghiệp có thể tham gia làm
việc trong các cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên
quan đến lĩnh vực thiết kế công nghiệp ứng dụng như thiết kế mỹ thuật sản
phẩm và thiết kế thời trang… Có khả năng sáng tác thiết kế các sản phẩm Thiết
kế Mỹ thuật Sản phẩm (các sản phẩm gốm, sứ, nhựa, quà lưu niệm, đồ gia dụng,
thiết bị văn phòng, nội thất…) hoặc Thiết kế Mỹ thuật Thời trang (thời trang
trẻ em, công sở, dạo phố, dạ hội, phụ kiện thời trang…), đáp ứng nhu cầu của
đời sống xã hội. Có khả năng làm việc độc lập hoặc thành lập doanh nghiệp trong
lĩnh vực thiết kế công nghiệp.
- Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng, tại các
sở sản xuất sản phẩm công nghiệp.
- Làm việc ở các cơ quan quản lý, tổ chức doanh nghiệp
trong và ngoài nước có liên quan đến ngành thiết kế sản phẩm mỹ thuật ứng
dụng và văn hoá.
- Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về chuyên ngành
mỹ thuật ứng dụng ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên
cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.
- Giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề trong lĩnh vực mỹ thuật công nghiệp.
8. Khả năng học tập,
nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Sinh viên ngành Thiết kế công nghiệp sau khi tốt nghiệp có
đủ năng lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp:
- Đủ trình độ tham gia các khóa học, bồi dưỡng nâng cao
ngắn hạn về Mỹ thuật ứng dụng trong và ngoài nước;
- Đủ trình độ để học bằng đại học thứ 2 của các chuyên
ngành liên quan;
- Đủ trình độ học bậc sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ)
chuyên ngành Mỹ thuật ứng dụng tại các trường trong và ngoài nước
9. Các chương trình,
tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:
- Tham khảo các tài liệu của ngành thiết kế công nghiệp,
mỹ thuật công nghiệp của Việt Nam và thế giới.
- Tham khảo các chương trình quốc tế về thiết kế công
nghiệp của Đức, Nga.
KHOA
MỸ THUẬT ỨNG DỤNG