CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH ĐÀO TẠO
NGÔN NGỮ NGA
Mã ngành: 72 2 02 02
Đào tạo cử nhân ngôn ngữ Nga có kiến thức rộng; kỹ năng
chuyên nghiệp, phẩm chất chính trị vững vàng; đạo đức, tác phong nghề nghiệp và
sức khỏe tốt để có thể làm việc độc lập, chủ động, hiệu quả trong môi trường có
sử dụng Tiếng Nga nhằm đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước. Cụ
thể sau khi tốt nghiệp sinh viên phải đạt được những năng lực tối thiểu sau
đây:
1. Về kiến thức:
- Có kiến thức vững về những nguyên tắc và nội
dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng HCM và chính sách đối ngoại của
Đảng và Nhà nước ta;
- Đạt trình độ kiến
thức Tiếng Nga bậc 5 (C1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể là:
+
Hiểu biết về lịch sử, văn hóa, về đất nước con người Nga; về lịch sử, bản sắc
văn hóa, về đất nước con người Việt Nam để sử dụng trong công tác chuyên môn,
đặc biệt trong công tác hướng dẫn du lịch;
+ Hiểu biết và
nắm vững kiến thức về pháp luật và bảo vệ môi trường, về quản lý, điều hành công
tác giảng dạy, biên phiên dịch Tiếng Nga;
+ Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản
dài với phạm vi rộng;
+ Có thể
diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt;
+ Có thể
viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng
xây dựng văn bản.
- Đạt trình độ kiến thức sơ cấp ngoại
ngữ thứ 2 (A2) Tiếng Anh/Trung/Nhật (A2)
theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được
ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, cụ thể là:
+ Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử
dụng thường xuyên trong giao tiếp cơ bản (về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi
đường, việc làm);
+ Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề
đơn giản, quen thuộc hàng ngày;
+ Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường
xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.
2. Về kỹ năng:
- Có kỹ năng Tiếng Nga ở trình độ Bậc 5 (C1) theo Khung năng lực
ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư số
01/2014/TT-BGD&ĐT ngày 24/1/2014 của BGD & ĐT, cụ thể là:
+ Có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Nga một cách thành thạo;
+ Có thể theo dõi và hiểu được những bài nói
dài về những chủ đề phức tạp;
+ Có thể theo dõi và hiểu được những tranh
luận và lập luận mang tính trừu tượng;
+ Có thể hiểu được những thông tin cần thiết qua
các phương tiện thông tin đại chúng,
- Có kỹ năng ngoại ngữ 2: Tiếng Anh/ Trung/ Nhật
ở trình độ sơ cấp: Bậc 2 (A2) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng
cho Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDDT ngày 24/1/2014
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể là:
+ Có thể hiểu những cụm từ và cách diễn đạt liên quan tới
nhu cầu thiết yếu hàng ngày (về gia đình, bản thân, mua sắm, nơi ở, học tập và
làm việc..) khi được diễn đạt chậm và rõ ràng;
+ Có thể hiểu được ý chính trong các
giao dịch quen thuộc hàng ngày khi được diễn đạt chậm và rõ ràng.
- Có kiến thức về CNTT và sử dụng tốt CNTT trong
công tác, học tập, giảng dạy, dịch thuật Tiếng Nga.
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có năng lực giải quyết vấn
đề trong công tác chuyên môn và nghiệp vụ thông thường, tiến tới có thể phát hiện
được và đề xuất cách giải quyết một số vấn đề phức tạp về chuyên môn, nghiệp vụ
nói riêng, cũng như trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung.
- Có khả năng tư duy độc
lập, sáng tạo, tự tin để giải quyết tốt các
nhiệm vụ được giao; sử dụng Tiếng Nga như một phương tiện để nâng cao kiến thức
về các vấn đề kinh tế, văn hóa - xã hội nói chung, cũng như trong công tác chuyên môn nói riêng, nhất
là trong khâu dịch thuật (dịch xuôi Nga-Việt, dịch ngược Việt-Nga);
- Có khả năng phối hợp làm việc theo nhóm, phát huy trí tuệ tập thể để đáp ứng
tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, phấn đấu để tiến tới lãnh đạo được nhóm
(quản lý, phân công nhiệm vụ, phối hợp giữa các cá nhân trong nhóm), có thể làm việc trong các môi trường khác nhau
và với các nhóm khác nhau;
- Nêu cao ý thức trách
nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, hoàn
thành công việc đúng hạn và có chất lượng, có thái độ làm việc cần mẫn,
nhiệt tình, say mê, sử dụng tốt thời gian và nguồn lực cá nhân cho công tác
chuyên môn.
4. Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
a) Chuyên ngành biên phiên dịch Tiếng Nga:
- Có thể làm công tác biên dịch, phiên dịch, thư ký, lễ tân, trợ
lý đối ngoại, nhân viên văn phòng tại các cơ quan chính phủ, phi chính phủ, các
tổ chức quốc tế (có dùng Tiếng Nga), tại văn phòng các Đại
sứ quán (Nga, Belarus và các nước SNG khác) và tại các công ty liên doanh Việt
- Nga, Việt Nam - SNG có sử dụng Tiếng Nga, tại các văn phòng
công chứng tiếng nước ngoài của Việt Nam;
- Làm việc tại các cơ
quan nghiên cứu về Nga và SNG của Việt Nam như Học Viện Ngoại giao, Viên nghiên
cứu Châu Âu, VHLKHXH Việt Nam…
b) Chuyên ngành Tiếng
Nga Kinh tế-Du lịch:
- Làm hướng dẫn viên du lịch cho các công ty du lịch, lữ
hành của Việt Nam ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cũng
như ở các khu du lịch lớn trên phạm vi cả nước như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha
Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Phú Quốc v.v.. Làm việc tại các công ty nước ngoài cũng
như công ty liên doanh dùng Tiếng Nga;
- Khi đã tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm, trên cơ sở
hiểu thông thạo Tiếng Nga (Bậc 5) và Tiếng Anh (Bậc 2), sinh viên đã tốt nghiệp
có thể tự mình hoặc phối hợp với người khác để lập các văn phòng du lịch lữ
hành tại các điểm du lịch có nhiều du khách Nga, đặc biệt ở các tỉnh miền
Trung. Ở phân khúc này, nhu cầu sử dụng Tiếng Nga có chiều hướng đang ngày một tăng;
- Phụ trách các mảng công việc
liên quan đến công tác đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu với các đối
tác nước ngoài có sử dụng Tiếng Nga;
- Tham gia đàm phán, giao dịch,
ký kết hợp đồng kinh doanh bằng Tiếng Nga.
c) Chuyên ngành giảng dạy tiếng Nga:
Sau
khi được trang bị các kiến thức cần thiết về giáo học pháp, sinh viên tốt nghiệp
có thể làm công tác giảng dạy tại các khóa đào tạo hướng dẫn viên và nghiệp vụ
du lịch có sử dụng Tiếng Nga, cũng như có thể
làm giáo viên dạy Tiếng Nga ở các Trường đại học có Khoa Tiếng Nga và tại các trường
Phổ thông chuyên Nga cũng như các Trung
tâm Ngoại ngữ dạy Tiếng Nga.
5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường:
- Sinh viên ngành Ngôn ngữ Nga
sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực và kỹ năng tự học tập, phấn đấu để không
ngừng nâng cao trình độ chuyên môn Tiếng Nga của mình;
- Có đủ điều kiện tham gia các khóa học, bồi dưỡng nâng
cao kiến thức ngắn hạn cũng như đăng ký theo học các bậc sau đại học (Thạc sỹ,
Tiến sỹ) chuyên ngành Ngôn ngữ Nga tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài
nước (ở Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan...);
- Có thể đăng ký tiếp tục học lấy bằng đại học thứ 2 của các chuyên ngành
liên quan.