CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO
TIẾN SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tên chuyên ngành đào tạo: Quản trị
kinh doanh
Trình độ đào tạo: Tiến sĩ
1. Yêu cầu về kiến thức.
Nghiên cứu sinh có khả năng cập nhật
kiến thức mới, hiện đại mang tính lý luận và phương pháp luận cao về chuyên
ngành Quản trị kinh doanh trên nền tảng nâng cao và hiện đại hóa các kiến thức
cơ sở có liên quan đã được giảng dạy ở bậc sau đại học.
Biết phân tích tình hình kinh tế đất
nước và doanh nghiệp nhằm xây dựng các chính sách kinh tế phù hợp cho doanh
nghiệp.
2. Yêu cầu về kỹ năng:
2.1. Kỹ năng chuyên ngành.
Có khả năng tư duy lý luận, phân tích và tổng hợp, phát hiện và xử lý
các vấn đề về quản trị một cách hệ thống. Có khả năng làm việc độc lập, sáng
tạo, có năng lực tổ chức và thực hiện các hoạt động khoa học và thực tiễn trong
lĩnh vực quản trị kinh doanh.
Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động
nghiên cứu khoa học. Có tầm nhìn chiến lược và đề xuất các giải pháp có tính
định hướng để vận dụng vào hoạt động thực tiễn.
2.2. Kỹ năng mềm.
Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, cập nhật kiến thức chuyên sâu
về lĩnh vực quản trị kinh doanh.
Có tư duy đổi mới, tinh thần phối hợp, hợp tác trong nghiên cứu khoa
học và hoạt động thực tiễn. Có trách nhiệm cao đối với xã hội về các công trình
nghiên cứu khoa học.
Có khả năng định hướng, thích nghi với môi trường làm việc khác nhau,
học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn.
3. Về năng
lực nghiên cứu
Có khả năng nghiên cứu và vận dụng các lý luận về quản trị học để vận
dụng vào điều kiện cụ thể tại Việt Nam.
Có tầm nhìn rộng, dài hạn và khả năng phân tích kinh tế và quản trị khi ban hành các quyết
định, linh hoạt ứng xử trong việc tổ chức, điều hành trước sự thay đổi nhanh
chóng của môi trường kinh doanh.
4. Vị trí
làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc với tư cách là chuyên gia có trình
độ cao tại các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý… Phát triển
và hoàn thiện các phẩm chất của nhà khoa học liên quan đến hoạt động nghiên
cứu, tổ chức và quản lý.
5. Phẩm
chất đạo đức và nghề nghiệp
-
Tôn trọng và tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định
về đạo đức, lối sống, có tinh thần chịu trách nhiệm cao, sáng tạo trong công việc,
khiêm tốn và biết sống vì mọi người, có lối sống lành mạnh.
-
Trong chuyên môn phải trung thực, làm việc phải có tính chuyên nghiệp,
công bằng và minh bạch trong công việc và nghiên cứu khoa học.