CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
Tên chuyên ngành đào tạo: Quản lý công
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ
1. Yêu cầu về kiến thức
-
Học
viên tốt nghiệp sẽ có kiến thức chuyên sâu về Quản lý công phục vụ cho công
việc quản lý, tham mưu tổ chức nhân sự, công tác nghiên cứu, giảng dạy chuyên
ngành Quản lý công cho công tác đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng, các
cơ sở nghiên cứu, giáo dục đào tạo và các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp.
-
Nắm
vững kiến thức căn bản và chuyên sâu về Quản lý công cùng với các chuyên ngành
liên thông.
-
Cung
cấp những kiến thức chuyên ngành quản lý công và phương pháp nghiên cứu để học
viên có thể độc lập làm việc một cách năng động, sáng tạo, nhất là trong khu
vực quản lý, quản trị, tổ chức và nhân sự.
-
Nâng
cao, chuyên sâu, bổ sung những kiến thức trong chương trình đào tạo đại học ở
Việt Nam, đồng thời mở rộng và nâng cao kiến thức đã học ở bậc đại học về các
lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành Quản lý công.
-
Nắm
vững và làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc chuyên gia
trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; xây dựng chính sách, có kiến
thức lý thuyết chuyên sâu để tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sỹ; có kiến
thức tổng hợp về pháp luật, quản lý liên quan đến lĩnh vực được đảm nhận.
-
Có
khả năng nghiên cứu tổng hợp, phân tích, luận giải các chính sách và các hoạt
động quản lý công trên cơ sở những kiến thức nền tảng và nâng cao về quản lý
công và các vấn đề khác.
2. Yêu cầu về kỹ năng
- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức
tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng
nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới trong lĩnh
vực được đào tạo.
- Có khả năng sử dụng thành thạo các
phương pháp phân tích chính sách, công cụ quản lý công, trong việc tìm kiếm,
khai thác, phân tích, thống kê,...các dữ liệu liên quan đến quản lý công làm cơ
sở cho việc ra quyết định quản lý.
Kỹ năng cá nhân: Có kỹ năng tự nghiên
cứu, tư vấn lãnh đạo, ứng phó với sự thay đổi, xử lý tình huống.
- Có kỹ năng làm việc nhóm: có kỹ năng
phối hợp các thành viên nhóm, lãnh đạo nhóm,...
- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Xử lý
các mối quan hệ với các chủ thể trong và ngoài đơn vị, khả năng điều hành, lãnh
đạo tổ chức.
- Có khả
năng ứng dụng các kiến thức về quản lý công trong triển khai, tổng kết, đánh
gia và phản biện các chính sách công của nhà nước.
- Ứng dụng
được các kiến thức chuyên sâu về quản lý công trong lãnh đạo, quản lý, xây dựng
và thẩm định chiến lược, kế hoạch phát triển các tổ chức kinh tế-xã hội, hoạt động
triển khai, đánh giá hoạt động quản lý công các cấp.
- Có kỹ
năng xử lý tốt các tình huống đặt ra của quản lý công trong bối cảnh đất nước hội
nhập và toàn cầu hóa phức tạp hiện nay.
3.
Yêu cầu về ngoại ngữ, tin học:
- Có
trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng
cho Việt Nam.
- Kỹ năng
ngoại ngữ chuyên ngành: có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một bài báo
cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề công việc liên quan đến ngành được
đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn
thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể
trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề liên quan lĩnh vực đào tạo
bằng ngoại ngữ.
- Có kỹ năng sử dụng tốt các phần mềm
tin học ứng dụng trong hoạt động, điều hành trong bối cảnh phát triển quản lý
điện tử và hội nhập.
Năng
lực tự chủ và trách nhiệm
- Có năng
lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn về quản lý công và đề
xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực
cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực
dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn
đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết
luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy
trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định
đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có
khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.
- Có năng
lực lập luận, tư duy theo cách tiếp cận hệ thống, nghiên cứu và giải quyết các
vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quản lý công.
- Có năng
lực hoạch định, xây dựng, tổ chức thực hiện các quyết định và chính sách trong
quản lý hành chính nhà nước.
- Có năng
lực sáng tạo và phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo.
- Tuân thủ
pháp luật, gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh quy chế làm việc trong tổ chức.
- Tôn trọng
đồng nghiệp, đối tác giữ chữ tín và cam kết, chuyên nghiệp, chủ động trong công
việc; có tư duy logic; có tinh thần trách nhiệm, tự tin giải quyết các công việc.
- Có tinh
thần trách nhiệm cao, chủ động đề xuất các giải pháp xử lý các tình huống phát
sinh trong công việc.
5.
Yêu cầu
về thái độ
- Ngoài các yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân
thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức
quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành của Đảng và nhà nước.
- Có ý thức cầu thị, thường xuyên phấn đấu vươn lên nâng cao
trình độ chuyên môn, quản lý và nghiệp vụ. Luôn tìm tòi và sang tạo trong
chuyên môn.
6.
Cơ hội
nghề nghiệp và vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Nhóm 1:
Chuyên viên hoạch định chính sách, lãnh đạo tại các cơ quan, các cấp, bộ ngành.
Có khả năng nghiên cứu, hoạch định và xây dựng các chính sách công ở cả cấp độ
vĩ mô và vi mô theo hướng nâng cao hiệu quả của các chính sách trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập thế giới.
Nhóm 2:
Chuyên viên tư vấn, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cho các tổ chức
kinh tế - xã hội, doanh nghiệp thuộc khu vực công và khu vực tư: có kỹ năng tư
vấn, thiết kế chiến lược, kế hoạch cho các tổ chức công và tư phát triển.
Nhóm 3:
Nghiên cứu viên và giảng viên: có kỹ năng tổng hợp lý luận, khả năng nghiên cứu
sâu hơn trong lĩnh vực đào tạo và có thể nhận công tác giảng dạy tại các cơ sở
giáo dục đào tạo các cấp đến cử nhân.
- Sau
khi tốt nghiệp, học viên có thể tiếp tục học tâp ở bậc tiến sỹ tại các trường với
điều kiện xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau
khi ra trường
Sau khi
tốt nghiệp, học viên có đủ trình độ lý thuyết và năng lực để đảm nhận các vị
trí quản lý tổ chức, nhân lực hành chính, quản trị văn phòng của các cơ quan Đảng,
nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và địa phương, các doanh
nghiệp nhà nước, trở thành nhà quản trị cấp cao trong tương lai.
Học viên có thể
nghiên cứu giảng dạy chuyên ngành Quản lý nhà nước tại các Học viện, trường đại
học, cao đẳng và theo học bậc Tiến sỹ cùng chuyên ngành tại các cơ sở trong và
ngoài nước.