Bill Gates đi lên từ hai bàn tay trắng, 31
tuổi trở thành tỷ phú trẻ nhất lịch sử, 37 tuổi là tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ, 39
tuổi ông là tỷ phú thế giới. Mượn câu nói của Bill Gates: “Tìm ra con đường
đáng tin cậy nhất để đi từ cái tầm thường đến cái vĩ đại” để nói về cuộc sống của
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) - một trong ba trường đại
học có quy mô lớn vào thời điểm HUBT kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Trường.

Cơ sở 1: Vĩnh Tuy

Cơ sở 2: Từ Sơn, Bắc Ninh
HUBT đi từ cái tầm thường là đi từ cái gì?
Năm 1996, Chính phủ cấp giấy
khai sinh cho HUBT, trong tay “các cụ” lúc đó không có gì ngoài mục đích “khởi
nghiệp” mà thông tin đại chúng gần đây nói đến nhiều. Không có nhà học,
thuê chỗ này đến chỗ khác, không có thầy, cần đến đâu mời đến đó (60 tuổi đã
nghỉ hưu Việt Nam lãng phí lớn trí thức)… Quan trọng là có ý tưởng của người
sinh ra cơ chế: Có tâm, có tầm thực hiện mục tiêu: Dân giàu nước mạnh. Cơ chế
đó là phần mềm của sự sáng tạo, là năng lượng sống của các cụ.
Sau 20 năm thành lập Trường,
tính đến hết năm 2014, chi phí đầu tư trên 850 tỷ đồng, xây 5 nhà học khang
trang, hiện đại, sinh viên về khoe với bố mẹ rằng: “Trường con có nhà học 10 tầng,
lên xuống thang máy cũng sướng”. Đi trên đường Minh Khai nhìn thấy 4 nhà học ở
Vĩnh Tuy, nằm đúng vị trí Thân rồng
của hạ lưu sông Hồng, nguyên mẫu rồng bay lên từ ngàn xưa. Từ Sơn ứng với Đầu rồng, được Lý Thái Tổ phù hộ cho
Trường và làm đẹp cho Bắc Ninh. Từ Sơn có 2 nhà ở đang chứa 1.000 sinh viên quốc
tế, năm sau tăng thêm 1.000 nữa, có nhà thể dục thể thao, sân thi đấu bóng đá,
bóng chuyền, bể bơi, đường chạy dài… đã có 41 trường đại học có sinh viên quốc
tế đến đây thi đấu các môn thể thao trong 3 ngày, Trường hỗ trợ cơ sở vật chất,
không thu lệ phí.
Thành công của Trường, của
thầy và trò, của phụ huynh sinh viên là thành công của sự lựa chọn:
- Đại học thực hành;
- Đại học phi lợi nhuận;
- Xem trọng việc dạy và học
Tiếng Anh, Tin học ngay từ đầu;
- Sinh viên có quyền quyết định
ngành học.
HUBT phát triển liên tục là
do:“Hấp thụ nhu cầu” của nhân dân, một
dân tộc hiếu học hàng đầu trên thế giới. Thực tế thấy rõ HUBT đã dùng hết quyền
tự chủ của mình, đi trước luật lệ của nhà nước hàng chục năm, phù hợp với xu thế
phát triển đại học thế giới. Sinh viên HUBT đã nhận được 42 giải thưởng công
nghệ thông tin, 27 giải thưởng cơ - điện tử, 13 giải thưởng kiến trúc; 52.541 cử
nhân, kỹ sư, kiến trúc sư; 1.582 thạc sĩ trong nước; 1.500 cử nhân; 500 thạc sĩ
tốt nghiệp nước ngoài tham gia thị trường lao động sau khi có đầu ra.
Đến cái vĩ đại của xã hội hóa giáo dục đại học:
- Nhà nước không tốn một xu
để xây lên một trường đại học khang trang, hiện đại đủ chỗ học cho gần 4 vạn
sinh viên. Đấy là cái vĩ đại của chủ
trương xã hội hóa giáo dục mà hàng trăm trường ra đời phát triển đi lên.
Những nước giàu nhất trên thế
giới làm xã hội hóa đại học mạnh hơn các nước nghèo, riêng Đông Á với tỷ lệ
38,6% là đại học tư, xếp sau Châu Mỹ La tinh.
- HUBT nổi tiếng về sự kiện
mở 2 ngành học: Y và Dược, tranh luận nảy lửa giúp Trường làm quảng cáo mà Trường
không phải trả tiền công. Một Tiến sĩ (TS) ở Hải Phòng gọi điện chúc mừng và gửi
cho tôi 17 bài báo mà tác giả đầy lo ngại “Bác sĩ Kinh Công”, tôi cám ơn vị TS
đó và nói rằng: Thế giới làm từ lâu, Việt Nam nay mới làm là chậm. Mời hai bạn
Ngọc Diệp và Bùi Hoàng Tám tác giả bài: Trường “các cụ cao cấp”, Havard gọi bằng
“cụ” đăng trên Dân trí ngày 14-12-2015, thăm Trường và nói trước rằng: HUBT đã
thành công, đi từ cái tầm thường.
Tình cờ, tôi thấy trên giá
sách cháu tôi có cuốn: Từ tốt đến vĩ đại
(Good to Great) của Tim Collins của Nhà xuất bản Trẻ do tập thể các sinh viên
giỏi nhất tham gia nhóm nghiên cứu đề án. Chương I tác giả khẳng định: “Tốt là kẻ thù của vĩ đại”. Tôi thiết
nghĩ: Từ cái tầm thường đến cái tốt, sau đó đến cái vĩ đại là con đường đi gặp
ít trở ngại. HUBT chưa dám nói đến 2 chữ vĩ đại, các “cụ” hiện nay chỉ dám đi đến
cái “tốt”, tìm ra giá trị trong giá trị chung người Việt Nam thời nay, theo
mong muốn của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi đến thăm Trường:
“...Phát huy những kết quả đạt được 20 năm qua, Trường Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội cần phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương
pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả, phát huy tích cực,
chủ động, sáng tạo của người học; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên, cán bộ quản lý; áp dụng công nghệ, thiết bị dạy và học tiên tiến, hiện đại
để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ; phấn đấu để trở thành trường có uy tín cao
trong hệ thống các Trường đại học của đất nước và trong khu vực Đông Nam Á”.
TS.
Lê Khắc Đóa