Tên ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngoài các yêu cầu chung về đạo đức
nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý
luận chính trị, kiến thức quốc phòng – an ninh theo quy định hiện hành và đạt
chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban
hành, người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại học ngành Cơ điện tử phải đạt được
các yêu cầu năng lực tối thiểu sau đây:
1. Yêu cầu về kiến thức:
– Hoàn thành khối lượng kiến thức
toàn khóa theo thời gian đào tạo 4 năm, gồm: 160 Tín chỉ (TC)
+ Khối lượng kiến thức giáo
dục đại cương: 14 TC
+ Khối lượng kiến thức giáo
dục chuyên nghiệp: 146 TC (43 TC khối lượng kiến thức cơ sở, 47 TC khối lượng
kiến thức ngành, 12 TC Kiến thức chuyên ngành, 24 TC Tiếng Anh, 10 TC thực tập
và 10 TC Đồ án tốt nghiệp).
– Có kiến thức cơ bản về toán học và
khoa học ứng dụng trong các lĩnh vực cơ khí, điện – điện tử, điều khiển và công
nghệ thông tin để mô tả, tính toán các hệ thống cơ điện tử.
– Có kiến thức cơ sở ngành và chuyên
ngành về vận hành, bảo trì, tích hợp các hệ
thống cơ điện tử, giải quyết các vấn đề công nghệ cơ điện tử.
– Có khả năng
giao tiếp và làm việc nhóm phù hợp với môi trường làm việc liên ngành, hội nhập
quốc tế và thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, có khả năng khởi
nghiệp.
– Có kiến thức nền tảng về các
nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực công
nghệ cơ điện tử để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học
tập, nghiên cứu ở trình độ cao hơn.
– Có kiến thức ngoại ngữ đạt chuẩn do
Bộ Giáo dục và đào tạo qui định.
– Có kiến thức tin học đại cương và
tin học ứng dụng đủ để đảm nhiệm công việc của người kỹ sư cơ điện tử thực
hành.
2. Yêu cầu về kỹ năng:
+ Kỹ năng cứng:
– Kỹ sư thực hành Cơ điện tử
có thể tham gia làm việc trong các cơ
quan nhà nước, các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh
vực công nghệ cơ điện tử, có khả năng sử dụng các công cụ tin học ứng dụng cần
thiết để giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, công nghệ,
vận hành, cải tiến và bảo trì các hệ thống máy móc, thiết bị cơ điện tử và tự
động hóa.
– Có kỹ năng sử dụng thành thạo, linh
hoạt, các phần mềm thiết kế cơ khí và cơ điện tử như Autocad, các phần mềm 3D,
Maple, Matlab và Simulink.
– Có kỹ năng tư duy hệ thống.
– Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
về ý tưởng công nhệ và đồ án thiết kế trước khách hàng, đối tác.
– Có kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức
và thực hiện đồ án, dự án thiết kế có nhiều thành viên tham gia.
+ Kỹ năng mềm:
– Có kỹ năng hoàn thành công việc
công nghệ đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành cơ điện
tử trong các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.
– Có kỹ năng phân tích, tổng hợp,
đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành
tựu mới về khoa học và công nghệ để giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực
công nghệ cơ điện tử.
– Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể đọc
sách , hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề
quen thuộc trong công việc liên quan đến công nghệ cơ điện tử.
– Có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn
đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường.
– Có thể viết được báo cáo có nội
dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn của ngành cơ
điện tử và lĩnh vực cơ khí, tin học ứng dụng.
– Có kỹ năng sử dụng, khai thác lợi
thế của công nghệ thông tin để trao đổi, học tập và nghiên cứu về lĩnh vực cơ
điện tử.
3. Năng lực tự chủ và trách
nhiệm:
– Có năng lực dẫn dắt chuyên môn,
nghiệp vụ công nghệ cơ điện tử, có tư duy sáng tạo trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ được giao.
– Có khả năng tự định hướng,
thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau. Có khả năng tự học,
tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ.
– Có khả năng đưa ra được những
kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số
vấn đề phức tạp về mặt công nghệ.
– Có năng lực lập kế hoạch,
điều phối, phát huy trí tuệ tập thể trong thực hiện các đồ án, dự án
thiết kế công nghệ.
– Có năng lực đánh giá và cải
tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô nhỏ và trung bình.
4. Yêu cầu về thái độ:
– Nắm vững và thực hiện
đầy đủ chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước và các
quy định liên quan đến lĩnh vực khoa học và Kỹ thuật.
– Có phẩm chất đạo đức
tốt, có sức khoẻ và lối sống lành mạnh.
– Có tinh thần trách nhiệm
cao trong công việc, có tinh thần làm việc tập thể;
– Thực hiện nghiêm túc
luật bản quyền và sở hữu trí tuệ;
– Có ý thức cầu thị,
thường xuyên phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý và nghiệp
vụ. Luôn tìm tòi sáng tạo trong chuyên môn.
5. Vị trí làm việc của người
học sau khi tốt nghiệp:
– Có khả năng làm việc tại
các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hay kinh doanh thương mại và dịch vụ về
các sản phẩm cơ khí chế tạo máy, cơ khí
động lực, thiết bị chính xác, tự động hóa và cơ điện tử.
– Có khả năng công tác
trong các công ty kinh doanh các sản phẩm cơ điện tử, các sản phẩm cơ khí, và
các sản phẩm điện tử.
– Có khả năng làm việc ở
các cơ quan quản lý, tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước có liên quan đến công
nghệ cơ điện tử.
– Có khả năng nghiên cứu ứng
dụng và tính toán thiết kế các vấn đề công nghệ về lĩnh vực cơ điện tử và cơ
khí ở các hãng sản xuất.
– Có khả năng giảng dạy
tại các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trong lĩnh vực Cơ
điện tử, Cơ khí.
6. Khả năng học tập, nâng cao
trình độ sau khi ra trường:
Sinh viên ngành Cơ điện tử
sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực học
tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp:
– Đủ trình độ tham gia các
khóa học, bồi dưỡng nâng cao ngắn hạn về Cơ điện tử trong và ngoài nước.
– Đủ trình độ để học bằng
đại học thứ 2 của các chuyên ngành liên quan.
– Đủ trình độ học bậc thạc sỹ chuyên
ngành Cơ điện tử tại các trường đại học trong và ngoài nước
KHOA CƠ KHÍ VÀ ĐIỆN TỬ