Tên chuyên ngành đào tạo: CƠ
ĐIỆN TỬ Ô TÔ
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngoài các yêu cầu chung về đạo đức
nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý
luận chính trị, kiến thức quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành và đạt
chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban
hành, người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại học ngành Công nghệ ô tô phải
đạt được các yêu cầu năng lực về kiến thức, kỹ năng liên quan đến chuyên môn
cũng như năng lực phân tích tư duy sáng tạo để hoàn thành các nhiệm vụ chuyên
môn được đảm nhiệm.
1. Yêu cầu về kiến thức
– Hoàn thành khối lượng kiến thức
toàn khóa theo thời gian đào tạo 4 năm, gồm: 154 Tín chỉ (TC)
+ Khối lượng kiến thức giáo
dục đại cương: 14 TC
+ Khối lượng kiến thức giáo
dục chuyên nghiệp: 140 TC (46 TC khối lượng kiến thức cơ sở, 48 TC khối lượng
kiến thức ngành, 24 TC khối lượng kiến thức bổ trợ, 12 TC thực tập và 10 TC Đồ
án tốt nghiệp).
1.1. Yêu cầu về kiến thức chuyên
ngành
- Có kiến thức cơ bản về kỹ thuật cơ
khí chế tạo máy chung
- Có kiến thức lý thuyết cơ bản về cấu
tạo, nguyên lý hoạt động và phương pháp chung thiết kế các hệ thống của ô tô
- Có kiến thức chuyên môn để tính
toán kiểm tra tính năng làm việc, độ bền của các hệ thống cơ khí của ô tô;
- Có kiến thức chuyên sâu trong việc
vận hành, bảo dưỡng sửa chữa, chẩn đoán hư hỏng các hệ thống của ô tô
- Có kiến thức về kỹ thuật điện tử,
vi xử lý để sử dụng, vẽ các sơ đồ mạch điện, trình bày nguyên lý hoạt động, kỹ
thuật vận hành, kiểm tra các hệ thống điện và điều khiển điện tử trên ô tô, các
hệ thống cơ điện tử ô tô
- Có kiến thức nền tảng về khai
thác, sử dụng các hệ thống trên ô tô để phát triển kiến thức mới và có
thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở trình độ cao hơn.
1.2. Yêu cầu về kiến thức ngoại ngữ
- Có kiến thức ngoại ngữ theo tiêu
chuẩn ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và đào tạo.
– Có kiến thức ngoại ngữ về chuyên
ngành để đọc dịch tài liệu tham khảo bằng Tiếng Anh thuộc ngành Công nghệ kỹ
thuật Ôtô
1.3. Yêu cầu về kiến thức tin học
- Có kiến thức tin học văn phòng, tin
học đại cương đạt chuẩn kiến thức của Bộ Thông tin và truyền thông ban hành.
- Có khả năng sử dụng thành thạo các
phần mềm về CAD, Solid Work, các phần mềm tính toán MATLAB, LABVIEW, C++ phục
vụ cho tính toán trong lĩnh vực ôtô.
2. Yêu cầu về kỹ năng:
+ Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng sử dụng các dụng cụ
cơ khí trong thực hiện các công việc tháo lắp các cụm chi tiết của ô tô.
- Có kỹ năng sử dụng thành
thạo, đo đạc kiểm tra các linh kiện điện tử, vi mạch phục vụ cho bảo dưỡng,
phát hiện hư hỏng các hệ thống cơ điện tử;
- Có kỹ năng sử dụng thành thạo, linh
hoạt, các phần mềm thiết kế cơ khí (AutoCAD, SolidWork) và các phần mềm phục vụ
cho tính toán trong lĩnh vực ô tô (MatLab, LabView).
– Có kỹ năng chuyên môn và khả năng sáng
tạo trong xây dựng các phương án thiết kế cụm chi tiết, hệ thống cơ điện tử của
ô tô và thực hiện các đồ án thiết kế kỹ thuật cơ điện tử ô tô.
– Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình phân
tích khi trình bày các phương án và đồ án thiết kế chuyên ngành.
– Có kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp
công việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, xây dựng các phương án thiết
kế có nhiều thành viên tham gia.
+ Kỹ năng mềm:
– Có kỹ năng hoàn thành công việc
phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành công nghệ kỹ thuật ô tô trong
các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.
– Có kỹ năng phân tích, tổng hợp,
đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành
tựu mới về khoa học và công nghệ để giải quyết các vấn đề thực tế hay trừu
tượng trong lĩnh vực cơ điện tử
ô tô.
– Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể
hiểu được các ý chính của một bài báo hay tài liệu về các chủ đề liên quan đến
lĩnh vực cơ điện tử ô tô.
– Có thể viết được báo cáo về phương
án và quá trình thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn của ngành cơ điện tử ô tô.
– Có kỹ năng sử dụng, khai thác các
ưu việt của công nghệ thông tin để tìm kiếm, trao đổi, học tập và nghiên cứu về
các kiến thức liên quan đến công
nghệ kỹ thuật ô tô.
3. Năng lực tự chủ và trách
nhiệm:
– Có năng lực dẫn dắt chuyên môn,
nghiệp vụ chẩn đoán, bảo dưỡng sửa chữa các hệ thống cơ điện tử ô tô, có sáng
kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
– Có khả năng tự định hướng,
thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau. Tự học tập, tích
lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
thiết kế.
– Có khả năng đưa ra được những
kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số
vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật.
– Có năng lực đánh giá và cải
tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
4. Yêu cầu về thái độ:
– Nắm vững và thực hiện
đầy đủ chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước và các
quy định liên quan đến đời sống xã hội;
– Có phẩm chất đạo đức
tốt, có sức khoẻ và lối sống lành mạnh;
– Có tinh thần trách nhiệm
cao trong công việc, có tinh thần làm việc tập thể;
– Có ý thức cầu thị,
thường xuyên phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý và nghiệp
vụ. Luôn tìm tòi sáng tạo trong chuyên môn.
5. Vị trí làm việc của người
học sau khi tốt nghiệp:
- Kỹ sư chuyên ngành Cơ
điện tử ô tô có thể tham gia làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc các doanh
nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh công nghiệ ô tô: quản lý chuyên môn ở phân xưởng lắp ráp,
bảo dưỡng, sửa chữa ô tô; kỹ thuật viên; tư vấn khách hàng.
- Làm các công việc kỹ
thuật, quản lý chất lượng, tại các sở sản xuất phụ tùng, chi tiết cơ khí và
điện tử của ô tô.
- Làm việc ở các cơ quan
quản lý, tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước có liên quan đến ngành công
nghệ kỹ thuật ô tô.
- Nghiên cứu khoa học
thuộc các lĩnh vực về công nghệ kỹ thuật ô tô, chuyên ngành cơ điện tử ô tô ở
các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ,
ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.
- Giảng dạy tại các trường
Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trong chuyên ngành cơ điện tử ô tô.
- Quản lý điều hành các
xưởng bảo dưỡng sửa chữa ô tô hiện đại.
6. Khả năng học tập, nâng cao
trình độ sau khi ra trường:
Sinh viên chuyên ngành ơ điện tử ô tô sau khi tốt
nghiệp có đủ năng lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp:
– Đủ trình độ tham gia các
khóa học, bồi dưỡng nâng cao ngắn hạn về lĩnh vực cơ điện tử ô tô, công nghệ kỹ
thuật ô tô trong và ngoài nước;
– Đủ trình độ để học bằng
đại học thứ 2 của các chuyên ngành liên quan;
– Đủ trình độ học bậc sau đại học
(Thạc sỹ, Tiến sỹ) ngành công nghệ kỹ thuật ô tô, chuyên ngành cơ điện tử ô tô
tại các trường trong và ngoài nước