CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Tên
ngành đào tạo: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Trình
độ đào tạo: Đại học
Ngoài các yêu cầu chung về đạo
đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ
lý luận chính trị, kiến thức rèn luyện thể chất và quốc phòng – an ninh, chuẩn
tiếng anh theo quy định hiện hành; người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại học
ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường phải đạt được các yêu cầu năng lực tối
thiểu sau đây:
1.
Yêu cầu về kiến thức:
- Hoàn thành khối lượng kiến thức
toàn khóa theo thời gian đào tạo 4 năm, gồm: 155 tín chỉ (TC)
- Vận dụng các kiến thức cơ bản
như triết học, phương pháp diễn thuyết, kinh tế vi mô, thống kê, phân tích môi
trường vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn trong cuộc sống và công
việc.
- Có kiến thức cơ sở và chuyên
sâu về lĩnh vực khoa học và quản lý môi trường vận dụng trong việc giải quyết
các công việc thực tiễn như: Phân tích và đánh giá tác động môi trường, bảo tồn
tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, xây dựng bản đồ quy hoạch phát triển
tài nguyên thiên nhiên, xây dựng chính sách môi trường, các giải pháp ứng phó với
biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái, ứng dụng tư duy hệ thống
trong bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên & môi trường.
- Có nhận thức về sự đa dạng
trong văn hóa và kiến thức bản địa về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường
của từng vùng miền/khu vực, vận dụng kiến thức về phương pháp tiếp cận nông
thôn, phương pháp có sự tham gia và phương pháp xây dựng kế hoạch chiến lược
trong quản lý tài nguyên và môi trường bền vững.
- Có kiến thức về phương pháp
nghiên cứu, quản lý và điều hành các dự án, chương trình liên quan đến lĩnh vực
quản lý môi trường.
- Đạt trình độ B1 ngoại ngữ Tiếng Anh và đạt trình độ B tin học;
có khả năng đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành.
2. Yêu cầu về kỹ năng:
2.1. Kỹ năng cứng:
- Có khả năng xây dựng kế
hoạch, điều tra đánh giá hiện trạng và lập bản đồ quy hoạch sử dụng tài nguyên
và môi trường, phát triển các mô hình sinh thái bền vững, các khu bảo tồn thiên
nhiên và du lịch.
- Có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ, kỹ thuật, phương
tiện và phần mềm ứng dụng như: GIS, viễn thám trong nghiên cứu và áp dụng các
giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong bảo tồn và quản lý tài nguyên
thiên nhiên và môi trường bền vững.
- Có khả năng phân tích, đánh giá tác động môi trường và xây dựng
chính sách môi trường.
- Có khả năng vận dụng tư duy hệ thống trong xây dựng các mô hình
ứng dụng trong bảo tồn và phát triển tài nguyên, môi trường và du lịch.
- Có khả năng thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về bảo vệ
môi trường và quản lý tài nguyên.
- Có khả năng thiết kế và triển khai các nghiên cứu liên quan đến
lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.
2.2. Kỹ năng mềm:
- Có khả năng tổng hợp, phân tích đánh giá, dự báo, xây dựng kế
hoạch và viết báo cáo.
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
- Có kỹ năng hướng dẫn, thúc đẩy thảo luận nhóm, chuẩn bị, lên kế
hoạch và tổ chức các hội thảo, hội nghị và tập huấn.
- Có kỹ năng giao tiếp, hợp tác, đàm phán và quản lý mâu thuẫn
trong làm việc với cộng đồng và đối tác.
- Thành thạo các công cụ PRA, RRA trong điều tra, đánh giá nông
thôn.
- Có khả năng sáng tạo và giải quyết các vấn đề một cách linh hoạt,
hiệu quả.
- Có khả năng làm việc và thích ứng với môi trường làm việc quốc
tế, môi trường có sự khác biệt về văn hóa và tập quán.
- Có kỹ năng quản lý, đánh giá một dự án trong lĩnh vực môi
trường.
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có năng lực chuyên môn về Quản lý môi trường, có sáng kiến trong
công việc được giao.
- Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm
việc khác nhau. Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Có năng lực lập nhóm làm việc, lập kế hoạch, lập điều phối, phát
huy trí tuệ từng cá nhân và tập thể trong thực hiện các đồ án, dự án trong lĩnh
vực quản lý môi trường.
- Có năng lực tự đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.
4. Yêu cầu về thái độ:
- Chấp hành tốt đường lối chính sách của
Đảng và pháp luật Nhà nước, trong đó nắm vững và thực hiện tốt quy định liên
quan đến lĩnh vực Môi trường.
- Có hiểu biết về Luật Môi trường, Quản
lý môi trường.
- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách
nhiệm trong công việc, tinh thần làm việc tập thể và tác phong chuyên nghiệp.
- Có ý thức cầu thị, thường xuyên phấn đấu
vươn lên nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý và nghiệp vụ, luôn tìm tòi sáng
tạo trong chuyên môn.
- Có thói quen thường xuyên cập nhật tri
thức mới thông qua việc đọc và tìm hiểu thông tin trên mạng.
5. Vị trí
làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
- Làm việc tại tất cả các doanh nghiệp sản
xuất như: Mì chính, sữa, thực phẩm, thịt, cơ khí, hóa chất, thức ăn chăn nuôi,
thuốc bảo vệ thực vật, giấy, dệt, thép…
- Làm công tác quan trắc môi trường, đánh
giá tác động môi trường cho các doanh nghiệp và cho các dự án kinh tế.
- Làm công tác thanh tra, giám sát môi
trường tại các Phòng Tài nguyên và Môi trường; các Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Làm cán bộ nghiên cứu tại viện, trung tâm nghiên cứu khoa học về
lĩnh vực môi trường.
- Làm công việc quản lý môi trường tại địa
bàn các thôn, xã, các làng nghề…
- Làm giảng viên giảng dạy chuyên ngành
Môi trường tại các trường Đại học, Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
- Làm quản lý môi trường hướng dẫn các
doanh nghiệp, nhà máy phấn đấu đạt tiêu chuẩn ISO 14000.
- Làm Cảnh sát Môi trường của Bộ Công an.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
- Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật Môi
trường của khoa Môi trường – Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sau
khi tốt nghiệp có đủ năng lực để tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề
nghiệp.
- Đủ trình độ tham gia các khóa học, bồi
dưỡng nâng cao ngắn hạn và dài hạn để nâng cao cập nhật kiến thức.
- Đủ trình độ học sau đại học (Thạc sỹ,
Tiến sỹ) chuyên ngành Quản lý Môi trường tại các trường trong và ngoài nước.
KHOA MÔI TRƯỜNG