CHUẨN
ĐẦU RA NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Tên
ngành đào tạo: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
Trình
độ đào tạo: Đại học
Ngoài các yêu cầu chung về đạo
đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ
lý luận chính trị, kiến thức rèn luyện thể chất và quốc phòng – an ninh, chuẩn
tiếng anh theo quy định hiện hành; người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại học
ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu
sau đây:
1.
Yêu cầu về kiến thức:
- Hoàn thành khối lượng kiến thức
toàn khóa theo thời gian đào tạo 4 năm, gồm: 155 tín chỉ (TC).
- Nắm vững kiến thức cơ sở và
kiến thức chuyên ngành chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ môi trường về xử lý
nước thải, xử lý chất thải rắn, xử lý ô nhiễm không khí trong các doanh nghiệp
sản xuất trước khi xả thải vào môi trường.
- Biết cách tổ chức và vận hành các hệ thống xử lý nước thải tại
các nhà máy ở khu công nghiệp, kiểm soát, xử lý ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô
nhiễm không khí (Đánh giá được mức độ ô nhiễm, đưa ra giải pháp, tham gia trực
tiếp vào quá trình xử lý hoặc quản lý ô nhiễm).
- Biết cách tổ chức và thực hiện tất cả các khâu trong công tác
quan trắc môi trường, bao gồm: thu thập, lấy mẫu môi trường, bảo quản mẫu, tiến
hành các phép phân tích mẫu theo đúng trình tự, quy trình và quy chuẩn. Phân
tích, xử lý và diễn giải các số liệu thu được một cách khoa học, đúng quy định.
- Biết cách tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học
thuộc lĩnh vực công nghệ kĩ thuật môi trường.
- Biết thực hiện công tác tư vấn chuyên môn trong xử lý môi
trường, tư vấn đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường cho các
công trình và dự án đầu tư.
- Hiểu rõ về việc khảo sát, thiết kế, lắp đặt xây dựng các hệ
thống xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn, xử lý ô nhiễm không khí cho các
doanh nghiệp; thiết kế bãi chôn lấp rác thải theo đúng quy định.
- Đạt trình độ B1 ngoại ngữ tiếng Anh và đạt trình độ B tin học;
có khả năng đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành.
2. Yêu cầu về kỹ năng:
2.1. Kỹ năng cứng:
- Có khả năng điều tra, khảo sát, đánh giá ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp bảo
vệ môi trường, bảo đảm vệ sinh lao động và sức khoẻ cộng đồng; quy hoạch, đề xuất
các công cụ luật pháp, chính sách và kinh tế cho hoạt động bảo vệ môi trường.
- Có khả năng vận dụng tư duy từ các kiến thức cơ bản, kiến thức
chuyên ngành vào các hoạt động chuyên môn ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường.
- Có khả năng độc lập nghiên cứu, truyền đạt các ứng dụng Công
nghệ Kỹ thuật Môi trường.
- Có khả năng khảo sát, thiết kế xây dựng, lắp đặt và vận hành hệ
thống xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn, xử lý ô nhiễm không khí.
- Có năng lực giám sát, quản lý và đánh giá
tác động môi truờng cho các công trình và dự án đầu tư.
2.2. Kỹ năng mềm:
- Có khả năng làm việc
theo nhóm: có khả năng tham gia tích cực, có hiệu quả, đúng chức năng trong các
nhóm dự án triển khai về Môi trường, năng động sáng tạo trong công việc.
- Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, viết và
trình bày các báo cáo sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
- Có khả
năng làm việc độc lập, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề.
- Có khả năng quản lý dự án về môi trường,
quản lý thời gian và điều hành công việc hiệu quả.
3. Năng lực
tự chủ và trách nhiệm:
- Có năng lực dẫn dắt chuyên môn, nghiệp
vụ công nghệ kỹ thuật môi trường, có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ được giao.
- Có khả năng tự định hướng, thích nghi với
các môi trường làm việc khách nhau. Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm
để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Có năng lực lập nhóm làm việc, lập kế
hoạch, lập điều phối, phát huy trí tuệ từng cá nhân và tập thể trong thực hiện
các đồ án, dự án trong lĩnh vực môi trường.
- Có khả năng đưa ra được những kết luận
về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt
công nghệ và kỹ thuật.
- Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt
động chuyên môn.
4. Yêu cầu
về thái độ:
- Chấp hành tốt đường lối chính sách của
Đảng và pháp luật Nhà nước, trong đó nắm vững và thực hiện tốt quy định liên
quan đến lĩnh vực Môi trường.
- Có hiểu biết về Luật Môi trường.
- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách
nhiệm trong công việc, tinh thần làm việc tập thể và tác phong chuyên nghiệp.
- Có ý thức cầu thị, thường xuyên phấn đấu
vươn lên nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý và nghiệp vụ, luôn tìm tòi sáng
tạo trong chuyên môn.
- Có thói quen thường xuyên cập nhật tri
thức mới thông qua việc đọc và tìm hiểu thông tin trên mạng.
5. Vị trí
làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
- Làm việc tại tất cả các doanh nghiệp sản
xuất như: Mì chính, sữa, thực phẩm, thịt, cơ khí, hóa chất, thức ăn chăn nuôi,
thuốc bảo vệ thực vật, giấy, dệt, thép…
- Làm việc tại tất cả các doanh nghiệp
môi trường như: Nhà máy xử lý nước thải, nhà máy xử lý chất thải rắn, lò thiêu
đốt chất thải rắn nguy hại…
- Làm công tác tư vấn môi trường, đánh
giá tác động môi trường cho các doanh nghiệp và cho các dự án kinh tế.
- Làm công tác thanh tra, giám sát môi
trường tại các Phòng Tài nguyên và Môi trường; các Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Giảng viên giảng dạy chuyên ngành Môi
trường tại các trường Đại học, Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
- Làm Cảnh sát Môi trường của Bộ Công an.
6. Khả
năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật Môi
trường của khoa Môi trường – Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sau
khi tốt nghiệp có đủ năng lực để tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề
nghiệp.
- Đủ trình độ tham gia các khóa học, bồi
dưỡng nâng cao ngắn hạn và dài hạn để nâng cao cập nhật kiến thức.
- Đủ trình độ học sau đại học (Thạc sỹ,
Tiến sỹ) chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường tại các trường trong và
ngoài nước.
KHOA MÔI
TRƯỜNG